TÁM TRƯỜNG PHÁI ẨM THỰC NỔI BẬT CỦA TRUNG QUỐC
- Tiếng Trung Boyu
- 27 thg 7, 2022
- 6 phút đọc
Bên cạnh những điểm du lịch vô cùng nổi tiếng, mang đầy hơi thở lịch sử năm tháng cũng như những nét văn hóa cổ kính lâu đời, khi đặt chân tới Trung Quốc, du khách cũng không khỏi xuýt xoa trước những món ngon nơi đây. Đặc biệt, mỗi một vùng tại đất nước rộng lớn này đều có một nền ẩm thực phong phú và mang đậm nét riêng biệt độc đáo. Ngày hôm nay, hãy để Tiếng Trung BOYU giới thiệu cho bạn về tám trường phái ẩm thực đặc biệt này tại Trung Quốc nhé.
Hệ thống ẩm thực của Trung Quốc được chia thành tám trường phái chính dựa theo các khu vực khác nhau, cụ thể là: Ẩm thực Quảng Đông, ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Sơn Đông, ẩm thực Giang Tô, ẩm thực Chiết Giang, ẩm thực Phúc Kiến, ẩm thực Hồ Nam, và ẩm thực An Huy.
Tám trường phái ẩm thực này về cơ bản bao gồm những tinh hoa cần thiết của nền văn minh ẩm thực Trung Quốc cổ đại, có thể đại diện cho nền văn minh ẩm thực sâu rộng đa tài của dân tộc Trung Hoa.
1. Ẩm thực Quảng Đông: bao gồm ẩm thực Quảng Châu, ẩm thực Triều Châu và ẩm thực khách gia Đông Giang.

Ẩm thực Quảng Châu đại diện chính cho hệ thống ẩm thực Quảng Đông với danh tiếng "muốn ăn thì đến Quảng Châu".
Ẩm thực Quảng Đông nổi tiếng khắp cả nước với độ "tươi ngọt", nguyên liệu nấu ăn gồm nhiều loại nguyên liệu như chim, thú, cá và côn trùng, công phu sử dụng dao và kỹ năng nấu nướng cũng là điều độc đáo trong ẩm thực Quảng Đông.
Ngoài ra, thói quen theo mùa cũng là một điểm nổi bật của ẩm thực Quảng Đông. Nói một cách đơn giản, trong suốt cả một năm, ẩm thực Quảng Đông đều có các món ăn ăn theo từng mùa khác nhau, mùa hè thì ăn các món ăn mùa hè, còn mùa đông thì ăn các món ăn thích hợp để ăn vào mùa đông.
2. Xuyên Thái: tức ẩm thực Tứ Xuyên. Bởi vì Tứ Xuyên nằm trong vùng trũng thấp, khí hậu ẩm ướt, do đó nhiều món ăn dùng ớt để loại bỏ độ ẩm này, bởi vậy ẩm thực Tứ Xuyên cũng chủ yếu là mang vị cay.

Vị cay của ẩm thực Tứ Xuyên chia làm bảy cấp độ, lần lượt từ nặng đến nhẹ là: cay tê nóng, cay, cay mặn, cay ngọt, cay chua, cay đắng, cay thơm, các món ăn khác nhau cũng có mức độ kết hợp khác nhau.
Một đặc điểm khác của ẩm thực Tứ Xuyên là sự tiếp thu cái hay cái tốt, cho dù là về cách nấu ăn của miền Bắc hay là nguyên liệu nấu ăn của miền Nam, thì ẩm thực Tứ Xuyên đều tiếp thu theo những mức độ khác nhau, do đó ẩm thực Tứ Xuyên cũng là hình ảnh thu nhỏ của các trường phái ẩm thực tại Trung Quốc, được mọi người gọi là "món ăn Trung Quốc, vị ở Tứ Xuyên".
3. Lỗ Thái: chính là ẩm thực Sơn Đông. Trong ẩm thực Sơn Đông bao gồm ẩm thực Tế Nam, ẩm thực Giao Đông và ẩm thực Khổng Phủ.

Trong đó, ẩm thực Tế Nam luôn đứng đầu ẩm thực Sơn Đông, mùi vị của các món ăn này thơm, giòn, đặc biệt là nổi tiếng thế giới với các món canh.
Điểm nổi bật lớn nhất của ẩm thực Giao Đông là sử dụng mùi vị tự nhiên của hải sản để nấu ra những món ăn ngon. Ẩm thực Khổng Phủ lại coi trọng quá trình nấu nướng, quá trình nấu ra các món ăn thường rất phức tạp.
Ngoài ra, ẩm thực Khổng Phủ cũng rất cầu kỳ về tên món ăn và dụng cụ ăn, đồ vàng, đồ bạc, đồ đồng, đồ gốm và đồ sứ đều được lựa chọn để sử dụng, khi thưởng thức không khỏi khiến người ta kinh ngạc trước sức hấp dẫn của nền văn minh Sơn Đông, câu tán dương "món ngon không bằng đồ đẹp" chính là dành cho ẩm thực Khổng Phủ.
4. Tô Thái: hay chính là ẩm thực Giang Tô. Giang Tô từ xưa đã được biết đến với sự phong phú, màu mỡ, nền kinh tế văn minh cũng thịnh vượng hơn so với các khu vực khác, điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn minh ẩm thực Giang Tô.

Ẩm thực Giang Tô bao gồm ẩm thực Nam Kinh, ẩm thực Tô Châu và ẩm thực Dương Châu, trong đó ẩm thực Tô Châu cũng là nền ẩm thực xuất hiện nhiều đầu bếp nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Khẩu vị của ẩm thực Giang Tô thanh ngọt dễ chịu, mặn thơm vừa phải, béo mà không ngấy, thanh mà không nhạt, mang phong cách ẩm thực địa phương rõ ràng.
Cách sử dụng dao và sử dụng lửa trong ẩm thực Giang Tô được mọi người ca ngợi rộng rãi, đồng thời ẩm thực Giang Tô cũng có thể đáp ứng được nhu cầu về các món ăn trong các mùa khác nhau.
5. Chiết Thái: hay chính là ẩm thực Chiết Giang. Ẩm thực Chiết Giang là sự kết hợp của ẩm thực Hàng Châu, ẩm thực Ninh Ba và ẩm thực Thiệu Hưng, ba nền ẩm thực này không phân cao thấp, đây cũng chính là điều độc đáo của ẩm thực Chiết Giang.

Ẩm thực Hàng Châu nổi tiếng với sự khéo léo trong cách chế biến, tất cả các cách hầm nấu thức ăn khiến cho mọi người vô cùng ngạc nhiên;
Ẩm thực Ninh Ba chủ yếu là các món ăn về hải sản, chú trọng đến việc sử dụng mùi vị ban đầu của các nguyên liệu hải sản, hiếm khi sử dụng hương liệu;
Rượu Thiệu Hưng nổi tiếng khắp cả nước, món ăn ở đây cũng nổi tiếng khắp cả nước vì rượu, bí quyết nấu nước dùng cũng là một đặc điểm nổi bật của ẩm thực Thiệu Hưng.
6. Mân Thái: tức ẩm thực Phúc Kiến.

Ẩm thực Phúc Kiến có cả vị chua, ngọt, mặn và cay, đồng thời còn có gia vị độc đáo, chẳng hạn như giấm trắng, củ kiệu điều chỉnh vị chua; đường đỏ, đường phèn điều chỉnh vị ngọt; mắm tôm, nước tương điều chỉnh vị mặn; hạt tiêu, mù tạt điều chỉnh vị cay, v.v.
Cách nấu tạo vị cho canh của ẩm thực Phúc Kiến có thể nói là độc nhất vô nhị, thường dùng mỡ và xương động vật nấu thành, đồng thời cho thêm vào một số ít hương liệu, đây là loại gia vị rất độc đáo.
7. Tương Thái: hay ẩm thực Hồ Nam. Ẩm thực Hồ Nam khá chú trọng đến việc liệu cơm gắp nắm, vì vậy giá nguyên liệu tương đối rẻ, hương vị cũng tương đối phong phú.

Hương vị riêng của ẩm thực Hồ Nam chủ yếu là cay, người Hồ Nam gần như đã đạt đến cảnh giới "không cay không thành món".
Ngoài ra, ẩm thực Hồ Nam cũng kiêm luôn vị ngọt của miền Nam, vị mặn của miền Bắc và vị chua của miền Tây, hương vị sau khi kết hợp với nhau chủ yếu mang cảm giác tươi, mềm, thanh, giòn, các món thịt thì béo mà mọng nước, ngậy mà không ngấy.
Điều đáng nói là các loại gia vị như quế, thì là và hạt tiêu của Hồ Nam là sự cống hiến cho tất cả tám trường phái ẩm thực và toàn bộ nền văn minh ẩm thực của Trung Quốc.
8. Huy Thái: tức ẩm thực An Huy, bởi vì An Huy được gọi tắt là Hoản, nên ẩm thực An Huy còn được gọi là Hoản Thái.

Ẩm thực An Huy do ba nền ẩm thực nhỏ là Hoản Nam, Duyên Giang Và Duyên Hoài tạo thành,
trong đó Hoản Nam chỉ khu vực phía nam sông Trường Giang tỉnh An Huy. Duyên Giang chỉ khu vực dọc theo sông Trường Giang tỉnh An Huy. Duyên Hoài chỉ khu vực dọc theo sông Hoài tỉnh An Huy.
Ẩm thực An Huy cũng chú trọng đến liệu cơm gắp nắm, hương vị món ăn chủ yếu là tươi, đặc biệt rất giỏi trong việc sử dụng lửa trong quá trình nấu ăn.
Ngoài ra, ẩm thực An Huy rất coi trọng tác dụng dưỡng sinh của các món ăn, "thuốc và thực phẩm có cùng nguồn gốc" là quan niệm quan trọng của nơi này, có nhiều đóng góp cho liệu pháp thực phẩm và liệu pháp dinh dưỡng trong y học cổ đại Trung Quốc.
Nguồn: bilibili
Comentarios