QUỐC HỌA LÀ GÌ? CÁC THỂ LOẠI TRANH TRUNG QUỐC
- Tiếng Trung Boyu
- 30 thg 7, 2022
- 5 phút đọc
Đã cập nhật: 2 thg 8, 2022
Là một trong những quốc gia có nền lịch sử lâu đời và đồ sộ bậc nhất thế giới, nền văn hóa của Trung Quốc từ trước tới nay đều nổi tiếng với sự phong phú đa dạng về loại hình cũng như sự uyên bác ẩn chứa đằng sau những loại hình văn hóa đó. Và hôm nay, Tiếng Trung BOYU sẽ giới thiệu cho các bạn về một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất của đất nước tỷ dân này - Quốc Họa.

Quốc Họa là gì?
Quốc Họa là hình thức hội họa truyền thống của Trung Quốc, thuật ngữ Quốc Họa có nguồn gốc từ thời nhà Hán, chủ yếu được vẽ trên lụa, giấy Tuyên Thành, sau đó được đóng khung tạo thành các cuộn tranh, khi vẽ Quốc Họa, các công cụ chính được sử dụng là: bút lông, mực, bột màu dùng để vẽ Quốc Họa, giấy Tuyên Thành, lụa, v.v.,
Đề tài trong Quốc Họa có thể được chia thành tranh nhân vật, tranh phong cảnh, tranh chim muông hoa lá,v.v.
Kỹ thuật vẽ tranh Quốc Họa có thể được chia thành vẽ cụ thể và vẽ tả tý. Trong nội dung và sáng tạo nghệ thuật, Quốc Họa thể hiện sự hiểu biết của người xưa về thiên nhiên, xã hội và các khía cạnh liên quan khác như chính trị, triết học, tôn giáo, đạo đức và văn học.
Ngô Đạo Tử - Họa Thánh Quốc Họa

Từ xưa đến nay, trên tranh Quốc Họa xuất hiện rất nhiều những bậc thầy Quốc Họa, trong đó Ngô Đạo Tử được hậu thế tôn xưng là Họa Thánh, sở dĩ ông có thể được tôn sùng như thế, một phần là do Ngô Đạo Tử là người sáng lập ra cách vẽ "Lan Diệp Miêu".
Nguyên nhân thứ hai đó là tranh vẽ nhân vật được vẽ rất có hồn, đặc biệt là quần áo, nét vẽ mang cảm giác rất mềm mại, bay bổng, do đó ông còn được gọi là "Ngô Đới Đương Phong".
Nguyên nhân thứ ba: ông là thiên tài hội họa, ngay từ khi còn bé đã thấm nhuần tinh hoa của hội họa. Mới chỉ từng tham quan sông Gia Lăng, chưa từng vẽ một bản phác thảo nào đã có thể khái quát rất cụ thể cảnh núi non hùng vĩ tươi đẹp cùng đặc sắc thiên nhiên của vùng này, sau đó nhanh chóng vẽ xong chỉ trong một ngày, phong cảnh kiều diễm của ba trăm dặm sông Gia Lăng liền xuất hiện trên giấy.
Cái gọi là thánh, tất nhiên là người có phẩm đức cao thượng, tôi nghĩ đây cũng là nguyên nhân vì sao mà rất nhiều hậu thế đều tôn Ngô Đạo Tử làm Họa Thánh.
Các thể loại của Quốc Họa
Tranh phong cảnh

Tranh phong cảnh trong Quốc Họa không chỉ là quan sát hình dạng, mà còn phải hiểu được ý nghĩa, khi thưởng thức, trước tiên phải hiểu được cái tâm của họa sĩ, họa sĩ trước tiên ghi nhớ các nét đặc trưng của núi và sông nước, sau đó mới phác họa tạo hình, vì vậy nó không coi việc "giống như in" là cái đẹp mà coi việc "thể hiện ý đồ” là cái chính. Mỗi ngọn cây mỗi tảng đá, mỗi ngọn đài mỗi ngọn đình, tất cả đều có thể thể hiện ý nghĩ, tình cảm của họa sĩ.
Không cần phải tính toán chi tiết các vấn đề được hiển thị trên bức tranh như tỷ lệ phối cảnh. Đây là chính là nét hấp dẫn của Quốc Họa.
Tranh động vật

Động vật đa dạng, hình dạng cũng khác nhau, động vật được vẽ trên tranh Quốc Họa nhiều nhất là hổ, chim, cá, tôm, chuồn chuồn, ngựa, v.v.
Tranh vẽ về động vật cũng là một trong những đề tài hội họa cổ nhất, khi miêu tả đặc biệt chú ý đến thần thái, sắc thái, chủ yếu là biểu hiện tâm ý, vẽ động vật vừa thể hiện tình yêu với cuộc sống, vừa thể hiện sự kính nể đối với một vài động vật.
Tranh nhân vật

Vẽ nhân vật tương đối phức tạp và sâu sắc, bởi vì con người sẽ có cử chỉ, biểu cảm, quần áo, v.v.
Vẽ nhân vật có thể được chia thành hai loại cổ đại và hiện đại: các nhân vật cổ trang, hoặc các anh hùng qua các thời đại là một loại; quần áo hiện đại, hoặc người mẫu thực là một loại.
Các bức tranh bao gồm có tranh chân dung, tranh mỹ nữ, tranh phong tục, v.v., các bức tranh nhân vật cố gắng khắc họa cá tính nhân vật một cách chân thực có hồn, thần thái sống động, thân thể và tinh thần đều đầy đủ.
Phương pháp vẽ có hồn của loại tranh này thường thể hiện tính cách của nhân vật, bao hàm cả trong hoàn cảnh, bầu không khí, tư thế và thần thái.
Vì vậy, trong lý luận hội họa của Trung Quốc còn gọi tranh nhân vật là tranh "có hồn".
Dựa theo phương pháp vẽ tranh, bút pháp, Quốc Họa có thể được chia thành tranh tỉ mỉ, tranh tả tý và tranh gồm cả tỉ mỉ lẫn tả tý.
Tranh tỉ mỉ

Tranh tỉ mỉ là một loại tranh Quốc Họa, tranh tỉ mỉ và tranh tả ý đối xứng nhau, tranh tỉ mỉ thuộc cách vẽ tinh tế cẩn thận chính xác, chẳng hạn như tranh cung đình của nhà Tống, tranh nhân vật của Cừu Anh thời nhà Minh, v.v.
Tranh tỉ mỉ đòi hỏi "người vẽ khéo léo và tinh tế". Lối vẽ tranh tỉ mỉ tôn sùng sự thật, tìm kiếm sự tương đồng về hình dáng, cần nhiều sự cẩn thận. Tạo hình bằng đường nét là đặc điểm của kỹ thuật vẽ tranh Trung Quốc, và cũng là nền tảng và xương sống của lối vẽ tranh tỉ mỉ. Yêu cầu của lối vẽ này với đường nét là phải cẩn thận, tinh tế, nghiêm ngặt, thường sử dụng nhiều nét giữa (trung phong, tức ngòi bút luôn chạy ở giữa các nét được viết, và hướng của ngòi hoàn toàn ngược lại với hướng của nét bút.)
Tranh tả ý

Theo cảm nhận của tâm hồn, bút đi theo ý muốn, nên được coi là tự do. Sử dụng bút pháp ngắn gọn để mô tả cảnh vật.
Tranh tả ý được vẽ nhiều trên giấy Sinh Tuyên (một loại của giấy Tuyên Thành), nét bút vung vẩy, màu mực tung bay, so với lối vẽ tỉ mỉ càng có thể thể hiện được cái thần của cảnh vật được miêu tả, cũng có thể trực tiếp thể hiện tình cảm của tác giả.
Sử dụng nét giữa (trung phong), nét nghiêng (trắc phong) và nét ngược (nghịch phong) để biểu đạt. Tranh tả ý không chú ý đến đường nét, mà chú ý đến cái tình trong bức tranh, trái ngược với sự tinh tế của tranh tỉ mỉ, luôn thể hiện được sự sinh động hơn tranh tỉ mỉ.
Dựa theo nội dung được vẽ có thể được chia thành hội họa truyền thống và hội họa hiện đại. Người xưa nói vẽ tranh trước tiên phải lập ý, cái gọi là lập ý chính là xác định được chủ đề của bức tranh. Trước khi vẽ, họa sĩ nên đặt ý của mình trên ngòi bút, thông qua hội họa thể hiện quan điểm của mình về cuộc sống, kết hợp cảnh quan thiên nhiên và cảm xúc cá nhân.
Trên đây là bài sưu tầm và dịch thuật của đội ngũ Boyu về Quốc Họa - một trong những nét truyền thống lâu đời bậc nhất của xứ sở Hoa Hạ. Bạn cảm thấy nét văn hóa này thế nào? Hãy để lại bình luận chia sẻ cho Tiếng Trung BOYU biết nhé!
Nguồn: zhihu.
Comments